Được tạo bởi Blogger.

VẬN ĐỘNG MẠNH GÂY ĐAU KHỚP VAI LÀ BỆNH GÌ?

Chào chuyên mục tư vấn, em là Huỳnh Phương 23 tuổi. Hiện em đang là công nhân khuân vác tại cảng, công việc của em khá nặng nhọc, em thường xuyên phải khuân vác khối lượng lớn trên vai. Hai hôm trước có lẽ do em vác  nặng quá sức nên em nghe có tiếng rắc trong khớp vai. Từ đó thấy cơn đau vai xuất hiện. Giờ em rất khó cử động, riêng việc khuân vác làm việc nhẹ em gần như mất sức không có sức lực gì. Xin hỏi bác sĩ liệu đây có phải là bệnh thoái hóa khớp không ạ. Bệnh này chữa trị thế nào cho dứt điểm được thưa bác sĩ! 

( Huỳnh Phương - Vũng Tàu) 


Vận động mạnh gây đau khớp vai là bệnh gì? 

Trả lời:


Chào bạn Huỳnh Phương, với những mô tả mà bạn gửi tới cho chúng tôi là chấn thương xương khớp do lao động quá sức sau đó vẫn có thể cử động xoay tay bình thường điều đó cho thấy rằng bạn không bị gãy xương hay sai khớp vai. Đau khớp vai khi tập thể hình là một hiện tượng thường gặp, có nhiều khả năng là do bong điểm bám dây chằng, mà khả năng là điểm bám dây chằng của cơ Delta với xương bả vai. Cơ Delta là cơ giúp các hoạt động xoay tay, giang cánh tay một cách thuận lợi, vì thế khi điểm bám cơ Delta với xương vai bị bong thì có thể gây đau nhức cho người bệnh.

Việc tổn thương dây chằng này thường khá nghiêm trọng so với việc tổn thương cơ, vì dây chằng dinh dưỡng chủ yếu bằng thẩm thấu và nghèo mạch máu nuôi dưỡng. Để giảm đau khớp vai, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, không luyện tập thể thao, đặc biệt là bạn nên nghỉ làm không nên vận động quá nặng chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng dẫn tới viêm khớp hoặc thoái hóa khớp về sau.

Bạn không nên nặn bóp vùng đau, cần hạn chế vận động trong khoảng 3-4 tuần rồi bắt đầu tập lại với cường độ nhẹ nhàng. Nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Điều trị đau khớp vai khi tập thể hình bao gồm các biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu. Có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ… kết hợp với biện pháp chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên nặn bóp vùng đau, cần hạn chế vận động trong khoảng 3-4 tuần rồi bắt đầu vận động trở lại.

Nếu như muốn tốt nhất thì bạn nên tới gặp các bác sĩ để được trực tiếp thăm khám bệnh cụ thể và tìm ra hướng điều trị tốt nhất.

Chúc bạn sớm tìm ra hướng điều trị bệnh tốt nhất có thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét